Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Chuyện kẻ lang thang đổi chỗ với Bồ Tát

Hình ảnh
Kẻ lang thang nói: “Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Người một lát không?” Bồ Tát trả lời: “Chỉ cần anh không mở miệng.” Kẻ lang thang ngồi lên Đài Sen. Trước mắt của anh là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng. Một ngày, một phú ông đến. Phú ông: “Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt.” Nói xong ông dập đầu, đứng dậy, ví tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát. Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói: “Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ.” Cầu xong ông dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên: “Bồ Tát quả thật hiển linh rồi.” Ông cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát. Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xi

Viên thiếu úy và vụ án cô y tá ma

Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước (khoảng 1972-1973). Lúc đó chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc và cuộc chiến tại miền Nam đều rất gay go và ác liệt. Tại một bệnh viện quân y tuyến quân khu đóng ở Hải dương công việc cứu chữa thương binh và nhân dân bị thương do chiến tranh rất vất vả. Bệnh viện thu dung thương binh ở các đơn vị phía bắc và các thương binh từ chiến trường miền nam được phân bổ từ tuyến trên xuống. Chiến tranh ác liệt, ngày nào cũng có thương binh hoặc dân thường tử vong. Bệnh viện có một nhà xác để chứa các xác chết trong các trận đánh để chờ làm công tác tử sĩ, trang thiết bị không có gì và nhà xác nằm ngay cạnh khu nhà dân nghèo nàn xung quanh. Xung quanh nhà xác không có các thiết bị chiếu sáng, không có hàng rào, nhà xác ngay cạnh một con sông nhỏ, đi qua một chiếc cầu nhỏ mới vào được bệnh viện và có một lối đi nhỏ mà dân vẫn thường đi qua nhà xác. Chỉ có một bác y tá già nam giới trông nom nhà xác. Công việc của bác chỉ sắp xếp c

Vong hồn Dượng Năm

Hình ảnh
Mình viết bài này sau khi thấp cây nhang cho Bà Nội của mình. Con cầu xin tất cả nghiệp nợ của Bà (nếu còn) sẽ sớm được tiêu trừ hết & cầu xin vong hồn Bà được siêu thoát.​ Có một số việc xảy ra luôn khắc sâu vào trí nhớ của mình, nay mình xin kể ra đây một số việc để các bạn nghe. Mình chỉ kể những gì mình nhớ rõ thôi.​ 1. _ Mình có ông Dượng 5, mất lúc mình học lớp 8. Trước khi Dượng 5 mất thì Bà Nội mình là người cuối cùng ông cầm tay dặn dò "Má ở lại mạnh khỏe, con đi trước" rồi ông tắt thở. Vì Dượng mất ngày xấu nên Thầy nói fải ém mới được (lúc đó nhỏ wá hông biết ém cái gì hết). Ngày liệm ông, khi ban đạo tỳ đến liệm xong còn dư ít đất sét (hay dầu chai gì đó mình kg nhớ rõ lắm) có ông hàng xóm nói đùa "Còn dư nhiều vậy, để lại tui dùng cho". Ngày đưa đám Dượng của mình cũng chính là ngày ông hàng xóm đó mất vì bị trúng gió. Xác Dượng 5 được hỏa táng ở Bình Hưng Hòa. Còn hủ đựng tro của Dượng 5 bị Thầy dán chéo 2 lá bùa lên đó.​ _ Sau một thời gian dài (k

Bà Nhiêu Trinh bị quỷ nhập tràng

Hình ảnh
Câu chuyện này tôi nghe bà ngoại kể từ khi còn nhỏ xíu. Gần ba mươi năm qua rồi, nhưng chi tiết trong câu chuyện vẫn cứ như in trong đầu tôi, có lẻ hồi đó nó đã để lại một dấu ấn ghê gớm trong trí óc non nớt của một đứa trẻ là tôi. Quê của bà ngoại ở Ninh Bình (một tỉnh nhỏ thuộc miền Bắc). Bà ngoại tôi quen người có họ là Nhiêu Trinh, năm đó cũng bãy mươi ba tuổi rồi. Ở nhà quê hồi đó người ta khắng khít đùm boc nhau lắm, nhất là bà Nhiêu Trinh lại là một tấm gương đáng để mọi người phụ nử noi theo. Cả cuộc đời bà từ tấm bé tới khi nhắm mắt lìa đời, luôn sống vì mọi người, bà không nề hà bất cứ việc gì có thể giúp đở được cho người khác. Hầu như tất cả những người phụ nử cũa làng bà và kể cả những làng lân cận mọi khi tới ngày sinh đều phải nhờ tới tay bà. Bà là bà mụ mát tay nổi tiếng khắp vùng. Ðiều đặc biệt là bà làm vậy thôi chứ không lấy tiền công, người nhà quê nghèo lắm, họ đối với nhau bằng tình nghĩa hơn là vật chất. Chính vì vậy họ hàng và làng xóm ai cũng kính yêu bà, tới t

Huyền thoại về ông Mười Tý bùa Lỗ Ban

Hình ảnh
Tôi chưa bao giờ hân hạnh được hầu tiếp ông Mười Tý. Nhưng đi tới đâu tôi cũng nghe người ta nói về ông Mười Tý, lính trung đoàn ba, thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đủ thứ chuyện. Hư thực thế nào không biết. Thôi, thì cứ cho là huyền thoại về Mười Tý bùa Lỗ Ban đi vậy. DÙNG BÙA LỖ BAN BẮT RẮN, TRỊ RẮN Thời chiến tranh, do tính chất ác liệt của đạn bom, ruộng vườn bị bỏ hoang nhiều, nên rắn mẹ, rắn con ê hề khắp xứ. Người giỏi bắt rắn, trị rắn cắn, lúc bấy giờ rất được coi trọng. Để bắt rắn, người ta phải dùng chỉa, dùng lưới. Riêng ông Mười Tý thì chỉ dùng tay mà bắt. Tới đâu đóng quân, ông chỉ cần đi dạo một vòng các bờ đất, bờ đìa, bờ ruộng… là thể nào cũng biết ở đâu có rắn, rắn gì, lớn hay nhỏ. Khi muốn bắt, ông chỉ cần ngồi xuống kế miệng hang, búng búng ngón tay một hồi là con rắn ở trỏng từ từ chun ra, chịu nằm yên cho ông thò tay chụp lấy từng con mà đem về. Hỏi vì sao làm được như vậy, ông chỉ cười chớ không nói. Khi có người chẳng may bị rắn độc cắn, người nhà đưa tới nhờ