Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

Linh miêu và câu chuyện quỷ nhập tràng

Linh miêu rất thích ăn trứng gà sống. Nó lớn lên nhanh hơn đồng loại. Đặc biệt đôi mắt thường toát lên những tia nhìn dữ tợn, đầy ma lực. Theo truyền thuyết, Linh miêu là một loại “mèo ma”, được sinh ra từ cuộc hôn phối “rừng rú” ngẫu nhiên và hiếm có giữa con mèo cái đen tuyền với một con rắn hổ. Đặc điểm của linh miêu là rất thích ăn trứng gà sống, thích rình bắt và cắn cổ gà cho đến chết rồi nhai xương luôn. Nó lớn lên nhanh hơn nhiều so với đồng loại, càng lớn móng vuốt của càng dài, càng bén nhọn như dao, đặc biệt đôi mắt thường toát lên những tia nhìn dữ tợn, đầy ma lực. Từ những đặc điểm “ma quái” trên và qua những lời đồn đại nhiều đời, người ta bảo linh miêu nhảy chồm qua xác chết luôn gây nên hiện tượng quỷ nhập tràng. Hiện tượng đó ngày nay được giải thích, đại khái người chết bỗng nhiên ngồi dậy là do hấp lực của luồng điện dương (của các cơ thể sống) đối với nguồn điện âm chưa kịp tan hết (của thi thể người vừa qua đời) và xem đây là cảm ứng điện trường. Tuy vậy, người ta

Chú Đại bi và tôi

Tôi có một người bạn học chung trường chuyên nghiệp, khi ra trường mỗi đứa công tác một nơi, thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm nhau. Bẵng đi một thời gian không liên lạc, anh ta điện thoại khoe với tôi đã giúp xây được hai căn nhà tình thương và hai con đường bê-tông nông thôn. Tôi ngạc nhiên hỏi: Bộ mày trúng số độc đắc sao mà giàu quá vậy? Anh ấy trả lời rằng tiền của công ty nơi con gái anh làm việc, họ phát tâm chi tiền làm từ thiện, anh chỉ bỏ công ra giúp. Tôi chúc mừng và động viên anh ta, đồng thời hỏi thăm sức khỏe gia đình của anh. Anh ta than thở đêm nào cũng đốt nhang cầu nguyện, ngày rằm ăn chay, tích cực làm công tác từ thiện mà gia đình cứ lộn xộn, vợ con bệnh hoài. Qua kinh nghiệm tu tập, tôi góp ý anh nên học thuộc và thường tụng chú Đại bi để chư Phật, Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ vì có nhiều người thoát khỏi khổ nhờ tụng chú này. Anh ta hứa sẽ học. Gần một tháng sau tôi điện hỏi thăm xem anh ta học tới đâu, anh ta trả lời làm tôi chưng hửng: Mới thuộc có cái tựa. Tôi vừa b

Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách

A.   Những bước chuẩn bị trước khi trì niệm thần chú đại bi. Bồ Tát Quán Thế Âm đã hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ“. Như vậy, thế nào là tụng trì chú đại bi đúng pháp? Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay. Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để

Có Phải Người Trì Chú Đại Bi Thường Bị Phần Âm Theo Điều Khiển Mọi Hành Động Không?

Thưa Sư, con được một người bạn hướng dẫn cho trì Chú Đại Bi trong lúc con thấy bế tắc không lối thoát. Tuy nhiên, con đọc trên một diễn đàn thì con có thấy nói có một số người khi trì chú đại bi bị người âm theo và điều khiển một số hành động. Xin Sư cho con hỏi có phải thật thế không ạ và những trường hợp nào thì bị thế, khi bị thì xử lý thế nào ạ? Ngoài ra, con cũng nghe nói việc trì hay tụng kinh muốn được kết quả, thành tựu viên mãn phải có một vị thầy chú nguyện gia trì minh chứng. Vậy với những Phật tử bình thường như con có được trì chú không ạ và làm sao chúng con biết được kinh hay chú nào là thích hợp với mình. Con xin thành thật cảm ơn. Đáp: Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: “Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy ch

SỰ TÍCH CÁI MÕ VÀ Ý NGHĨA CHUÔNG MÕ

SỰ TÍCH CÁI MÕ Em nhớ hôm nào sông nước vắng Chuông Chùa lay động ánh sương chiều Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng 7, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật. Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão t

Thờ Thần tài có cần thờ ai cụ thể không?

Có, phải cụ thể là thờ ai làm thần tài của nhà mình, không thờ chung chung được. Cũng như thờ Đức Phật thì phải là Đức Phật nào, thờ Thần linh thì phải Thần linh của nhà nào, căn hộ nào, thờ Gia tiên thì phải gia tiên dòng họ nào hoặc tên Ông Bà cụ kỵ nào. Trong bát hương thờ Thần tài phải có Dị hiệu ghi rõ như vậy. Hiện nay có tình trạng nhiều nhà lập ban thờ Thần tài, nhưng không rõ thờ ai, thậm trí không biết có Thần về hay không. Qua kiểm tra nhiều ban thờ Thần tài ở các nhà và các cửa hàng tác giả thấy rất ít ban có Thần về. Thậm trí không ít ban thấy có các “Thần” mặc quần đùi áo may ô!? Có lẽ đấy là những vong hồn phiêu bạt ngoài đường phố, thấy có lộc thì vào xơi? Thế thì hy vọng gì ở họ được? Cho nên thờ ai thì phải có tên hiệu cụ thể. 1) Nên thờ ai làm Thần tài? Theo tác giả thì có thể thờ một trong các vị sau đây làm Thần tài cho gia chủ: - Triệu Công Minh, hay Triệu huyền Đàn. Đây là vị Thần mà người xưa vốn tôn thờ là Thần tài. Ngài có dung mạo oai phong, có khả năng trừ ô

THẾ NÀO LÀ ĐỦ LỄ

Người đời nói rắng khi cúng lễ thì đồ lễ phải đầy đủ mới linh. Xin Giáo sư cho biết có đúng vậy không? Nếu vậy thì thế nào mới là đủ lễ? Trả lới: Ta cúng lễ là cúng Trời Đất và Người. Người đây là người trần thắp hương và người âm mà ta thờ cúng (Đức Phật, các Tiên Thánh, Thần linh, Gia tiên…). Tức là khi cúng, ta đã kết hợp Thiên Địa Nhân thành hợp nhất. Thiên Địa Nhân hợp nhất luôn là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy khi cúng ta phải có đủ 3 thứ sau đây trên bàn thờ thì mới thành lễ: Lửa, Nước và Hương. Vì sao phải đủ 3 thứ trên? - Lửa: chỉ có ở trên Trời mới có lửa. Mặt trời tắt thì Trái đất đóng băng, không còn sự sống. Sấm sét cũng chỉ có trên Trời. Vậy Lửa là Thiên (T). - Nước: Chỉ có Trái đất mới có nước. Các hành tinh khác trong hệ Mặt trời đều không có nước. Vậy Nước là Địa (Đ). - Hương: là người châm hương, người làm ra hương. Vậy Hương là Nhân (N). Có 3 thứ trên là có T+Đ+N. Cộng với tấm lòng thành là đủ lễ rồi. Đồ lễ nhiều ít, thậm chí không có cũng không quan trọ

Cúng giỗ cách nào là hợp lý nhất?

HỎI: Tôi thấy: 1-Có nhà đến ngày giỗ, chỉ chưng hoa trái lên bàn thờ, thắp nhang khấn vái cầu nguyện cho ông bà siêu thoát. Còn con cháu họp mặt và quây quần dùng bữa cơm gia đình, không có bày mâm cỗ cúng kiếng. 2-Có nhà thì tổ chức cỗ bàn cúng kiếng quy mô. Sau khi cúng xong thì ăn nhậu thỏa thích, có khi anh em thân tộc còn gây gổ, đánh nhau làm mất tình cảm bà con dòng tộc. 3-Có nhà thì không cúng đúng vào ngày giỗ mà chọn ngày Chủ nhật để con cháu sum vầy. 4-Có nhà thì phân công mỗi người con làm giỗ một năm, khách ai thì nấy mời. Vậy đối với người Phật tử, cách cúng giỗ nào là hợp lý nhất? ĐÁP: Lễ phẩm cúng giỗ biểu trưng cho tấm lòng hiếu thuận của con cháu, lễ bạc mà lòng thành, ngoài hoa trái hương đèn thì nên có mâm cỗ. Theo chúng tôi, nhà (1) cúng giỗ mà chỉ có hương hoa, không có mâm cỗ dâng cúng là chưa đủ lễ. Nhà (2) có điều kiện cúng kiếng lớn thì quá tốt. Tuy nhiên, là Phật tử thì nên lưu ý không sát hại sinh vật, không rượu chè say sưa. Nhà (3) chọn ngày Chủ nhật để cú

Hành thiện không đúng cách dễ tạo nghiệp

Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích... Phương pháp tích thiện 1. Bàn luận rõ ràng về thiện: Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì thiện có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm dương, có phải hay chẳng phải, có thiên lệch hay chính đáng, có đầy có vơi, có tiểu có đại, có dễ hay khó, đều cần bàn luận rõ ràng. Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích. Thế nào là chân thiện và giả thiện? Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong hoà thượng (một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên), mà hỏi: Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình, tức làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, nay có người nọ thiện mà con cháu không được thịnh vượng, mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt, vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao? Hoà thượng nói: Người phàm tâm tính chưa được tẩy sạch

Hỏi đáp về niệm phật

Hỏi: Niệm Phật không chỉ là dùng miệng niệm mà phải chú tâm đúng không? Ðáp: Có nhiều người miệng tuy niệm Phật nhưng chẳng để tâm vào đó, trong lòng toàn là suy xằng nghĩ loạn. Niệm như vậy cũng vô dụng. Miệng niệm Phật thì tâm phải tưởng Phật, tâm khẩu nhất như. Ngoại trừ một câu niệm Phật ra không còn nghĩ đến gì khác nữa, không còn có ý niệm nào khác khởi lên. Có vậy mới gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn”, từ đó mới dễ thành công. Hỏi: Như vậy chẳng phải là khó lắm ư? Ðáp: Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó. Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này. Lại có một cách niệm Phật như sau: mỗi lúc niệm Phật, mỗi chữ phải phát xuất từ trong tâm. Trong tâm tưởng t

Làm Thế Nào Để Đến Với Phật?

Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật. Ngòai ra Đức Phât cũng không độc quyền về Chân Lý. Bởi vì Chân Lý từ sự vật đi lên. Khi mà “thị chư pháp không tướng” (1) tức thực tướng của muôn vật (vạn pháp) là Không thì Chân Lý cũng chỉ là hư ảo. Do đó, nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng điều mà bạn đang tin là Chân Lý thì xin bạn đừng tìm đến Phật kẻo uổng công. Phật không phải là một ông thần tạo ra trái đất rồi hủy diệt nó vì phẫn nộ. Trái đất và vũ trụ này tự vận hành bởi quy luật Thành-Trụ-Họai-Diệt mà không một quyền năng nào có thể ngăn cản nổi. Một tỷ năm nữa Ngày Tận Thế sẽ đến và đến một cách từ từ. Tất cả đều chết hết, chẳng ai cứu được ai. Chẳng ai có thể chết thế cho ai. Đó là sự thật rất “chân thật”. Cho nên đến với Phật là đến với lòng thành thật. Khi mình chưa thấy sự thành thật là cần thiết: Thành thật với

Thờ cúng trong nhà như thế nào cho đúng?

Tôi đã có bài đăng “Đạo Phật giáo và Đạo Gia phong thuần Việt nên hiểu thế nào cho đúng?” nhằm phân tích rạch ròi các quan niệm duy tâm, giúp cho bà con có thể phân minh rạch ròi về vai trò của Trời đất - Phật - Thần – Thánh – Gia tiên. Nay nhân dịp thư nhàn đầu xuân, tôi xin đăng đàn để tiếp tục nội dung. Từ chỗ nhận định được vai trò, vị trí ảnh hưởng của thần thần linh, tôi sẽ giới thiệu với bà con một bài tổng thể về cách tự viết bài vị, tự lập bát hương, ai thì được thờ ai, cấp bậc nào? bài trí và khấn vái như thế nào đối với các gia đình không theo đạo Phật giáo. Tôi nhấn mạnh bài này dành cho các gia đình không là đệ tử chay tịnh của Phật. Năm ngoái khi ba tôi hiển linh, đã có nhắc nhở con cháu rằng: “Các con đã không là đệ tử cửa Phật thực thụ (nghĩa là không phải người tu hành), thì khi cúng khấn, câu đầu tiên các con phải kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ nước Việt; sau đó kinh lạy các vị Việt Nam Thánh Quốc mới là phải đạo, còn việc nam mô...hãy để khi đi lễ chùa”. Đó là ba tôi n

Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật

Tây Phương Xác Chỉ ( Giác Minh Diệu hạnh Bồ Tát ) Một thuở nọ, Bồ Tát từ cõi Cực Lạc hiện đến, giáng xuống đàn cầu cơ ở đất Cổ Câu Ngô xứ Chấn Ðán (Trung Hoa) cõi Sa Bà. Chúng đệ tử trong hội do có nhân duyên xưa kia với ngài đều được hóa độ. Ðể dạy họ pháp môn Tịnh Ðộ, Bồ Tát bèn nói kệ rằng: Pháp yếu của chư Phật Vi mật chẳng nghĩ bàn Do chẳng nghĩ bàn nổi Chẳng thể nói hết được Ðại Từ Phụ Mâu Ni, Xót thương các chúng sanh Nói pháp chẳng thể nói Dạy đời này, đời sau Lại dùng phương tiện lạ Hiển thị cõi An Lạc Khiến phát nguyện vãng sanh Cắt ngang các nẻo ác Do Phật A Di Ðà Ðại nguyện nhiếp các phẩm Nghe danh Phật thọ trì Quyết định sanh, chẳng lầm (Quyết định được vãng sanh không còn lầm lẫn chi nữa) Nếu có kẻ đại lực Chuyên niệm thường nhất tâm Thành tựu tam muội sâu Hiện tiền cũng thấy Phật Nay ta theo đúng như Lời đức Phật đã dạy Sẽ khai hóa chỉ dạy Nghĩ các ngươi mê đảo (si mê, điên đảo) Chỉ đích xác con đường Hầu tu hành chơn chánh Ðây chẳng phải là duyên Hèn kém, nhỏ nhoi đâu!