Tâm linh và mê tín


Bài viết được ghi chép lại từ clip của TS Nguyễn Tường Bách trong bài nói Tâm linh và mê tín. Trong bài này bao gồm 6 mục
1.       Hai thái cực hoặc 2 cực đoan tại VN và trên thế giới
2.       Bước đầu của tâm linh: tin nhân quả
3.       Hiểu nhân quả
4.       Sợ nhân nhưng không sợ quả
5.       Thấu suốt nhân quả

6.       Thỏng tay vào chợ


Chi tiết bài viết
1.       Hai thái cực hoặc 2 cực đoan tại VN và trên thế giới
Thái cực 1: quan niệm cho rằng thế giới này chỉ là vật chất đang tồn tại. Thái cực này cho rằng thân chúng ta chỉ là da thịt và xương, tâm của chúng ta cho rằng nó chỉ là kết quả của da thịt và xương đang vận hành. Tư tưởng chỉ là thăng hoa của thân, cái gọi là tâm chỉ là do thân nó tiết ra như là gan tiết ra mật vậy thôi, không có gì là to tát cả cho đến khi thân mất đi thì tâm cũng biến mất. Cũng trong quan niệm này người ta tin rằng vũ trụ và toàn thế giới vật chất chỉ là nguyên tử, phân tử đang vận hành, ngoài ra không có gì đứng đằng sau. Thế giới là những thứ chúng ta đang thấy, sờ, nghe … chỉ là những vật chất đang vận hành, không có gì là linh hồn, không có gì là tâm thức. Tâm thức chỉ là sự sắc bén của dao, con dao mà mất thì sự sắc bén cũng mất luôn. Cái gọi là tâm chẳng qua là do thân nó sinh ra thôi.
Quan niệm như vậy gọi là quan niệm duy vật thô thiển
Quan niệm duy vật thô thiển đã xuất hiện từ rất lâu, nó đã có trước thời của đức Phật còn tại thế. Vào thời của đức Phật cũng đã tồn tại nhiều phái duy vật thô thiển.
Những người tin vào duy vật thô thiển không phải ai cũng xấu, cũng có rất nhiều người tốt. Nhưng người tin vào duy vật thô thiển rất dễ sa vào ác nghiệp, rất dễ sa vào tội ác. Vì họ tin rằng chỉ có thân này đang vận hành, chỉ có thế giới này, nên họ muốn gì thì họ cứ làm, sau khi chết đi là hết. Những người đó tin rằng không có cái gì gọi là tin thần cả, tất cả mọi thứ chỉ là vật chất đang vận hành, nên họ chỉ làm sao cho họ thỏa mãn cho chính họ cao nhất, còn tất cả mọi thứ họ không cần biết, chẳng  có gì để lại đời sao, chẳng có gì liên quan đến bản thân họ, cũng chẳng liên quan gì đến cha mẹ họ.
Thái cực thứ 2 (cực đoan thứ 2): Những người theo thái cực này cho rằng xung quanh chúng ta là  ma quỷ, thần thánh, toàn những thế lực đen tối hoặc trong sáng, những thế lực vô hình đang theo dõi, rình rập chúng ta. Chúng ta làm gì thì cũng nằm trong tầm ngấm của thế lực đó. Chúng ta phải cúng bái cầu nguyện, chăm sóc, cầu khẩn các vị đó. Cái cây thì có thần cây, sông có thần sông, từ tinh tú, trăng sao, cục đá, gốc cây đều có thần thánh, chúng ta chỉ là trái banh của thế lực đó. Những người đó có khuynh hướng là cái gì cũng cũng hết, cái gì cũng tin hết, cái gì cũng phải cầu khẩn, cầu nguyện để được sung sướng an lành. Cuộc sống của chúng ta không phải do chúng ta mà do các thế lực đó mang  lại.
Những người đó có khuynh hướng rất lo lắng cho chính thân mình. Họ luôn sợ hạnh phúc của mình bị đe dọa, sức khỏe của mình bị đe dọa. Họ rất là ích kỷ, không giờ suy nghĩ cho người khác, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình bằng cách cầu khẩn những lực lượng bên ngoài ban phát cho mình.
Hai thái cực đó hiện nay không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới lan tràn. Những người đó có thể không xấu nhưng họ có cái nhìn sai lạc không chính xác. Chính từ cái nhìn sai lạc thiếu chính xác nên sinh ra những hành động không cần thiết, thậm chí gây ra những đau khổ cho người khác. Cả hai thái cực đều có khuynh hướng lấy cái tôi của riêng mình làm chuẩn mực, làm mục đích sống.
Hai khuynh hướng đó hiện nay chiếm ít nhất  80% trong đời sống xã hội chúng ta cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Ví dụ tại Miến Điện, người ta rất tin vô thần thánh. Những người đi thi thì có ông thần để cầu khẩn đi thi, bất cứ bệnh gì cũng cầu ông thần, ông thánh trị cho bệnh đó. Ở đó họ hầu như tin tưởng một cách mù quáng về lực lượng siêu nhiên đó.
Hiện nay cũng có tình trạng, có một số người thuộc xu hướng thức nhất, tức lúc đầu họ không tin gì hết, họ chỉ tin thế giới này là vật chất đơn thuần đang vận hành. Nhưng khi họ bắt đầu thấy một số hiện tượng lạ không giải thích được thì họ quay qua dạng thứ hai tức là từ chổ không tin gì cả, họ chuyển sang tin mọi thứ đều có thần thánh đang rình rập xung quanh. Những người ở xu hướng thức nhất rất dễ trở thành xu hướng thứ hai một khi có một số hiện tượng kỳ lạ phi thường xảy ra. Những người ở xu hướng thứ nhất một khi thấy một số thần thông đều cho đó là các biểu hiện cao nhất của quyền năng. Xu hướng này hiện nay đang xảy ra tại VN và trên thế giới.
2.       Bước đầu của tâm linh: tin nhân quả
Thế nào là tin nhân quả. Tin nhân quả cơ bản rất là đơn giản. Nhân quả nghĩa là khi có điều gì xảy ra thì trước đó đã có một nguyên nhân.
Ví dụ, khi nghe có một tiếng chuông thì trước đó đã có một người đánh chuông. Ngược lại, khi ta quẹt 1 que diêm thì sẽ có một ngọn lửa bùng ra. Nếu ta uống rượu ngày hôm trước, thì ngày hôm sau ta sẽ nhức đầu, hoặc nếu người A nợ người B một triệu thì người A phải trả người B một triệu hoặc thêm lãi suất nếu có.
Đó là nhân quả, nhưng nhân quả đó là nhân quả chiều dương hoặc mặt dương. Nhân quả mặt dương là nhân quả chúng ta có thể thấy được như ví dụ ở trên.
Khi nói về nhân quả mặt dương thì hầu như ai cũng có thể biết, nhân quả mặt dương còn gọi là nhân quả cơ khí.
Nhân quả mặt dương chỉ là một phần rất nhỏ, nó tương tự như bề nổi của một tảng băng trôi trên mặt nước, còn phần chìm dưới mặt nước là phần to lớn hơn nhiều, vận hành âm thầm chúng ta không thấy được. Tuy là nó là chìm nhưng nó chuyên chở cho phần dương thể hiện ra.
Như vậy nhân quả có chiều âm của nó, tuyến âm của nó, nó có sự vận hành đằng sau chúng ta, nó vận hành trong vô thức.
Nhân quả chiều âm rất lớn và to tát, nó rất bí hiểm và lớn lao, nó vận hành nhưng chúng ta không hề biết đến.
Nếu theo nhân quả chiều dương, khi người A nợ người B 1 triệu đồng thì người A phải trả cho người B, nếu không người B có thể nhờ pháp luật để bắt người A trả nợ. Nhưng nếu người A không trả nợ cho người B và người B cũng quên luôn thì biết đâu chừng 10 năm sau, 20 năm sau hoặc đời sau thì có thể có 1 biến cố xảy ra cho người A mà người A có thể thiệt hại gấp trăm lần, mà sự thiệt hại đó lại vận hành theo chiều âm và khi người A không biết sự vận hành theo chiều âm đó, thì người A lại cho đó là sự ngẫu nhiên.
Thế gian này, có rất nhiều điều chúng ta đều cho đó là ngẫu nhiên, ngẫu nhiên về tai nạn, ngẫu nhiên về sự thành công, ngẫu nhiên về món tiền lớn, ngẫu nhiên về bệnh tật, ngẫu nhiên về người ta yêu mến trở thành vợ hoặc chồng của chúng ta, ngẫu nhiên về bạn bè.
Tất cả những sự việc đó không hề ngẫu nhiên, nó được vận hành theo chiều âm của nó và nó tạo thành một tình trạng như các vị dụ ở trên.
Chính vì nó vận hành theo chiều âm nên chúng ta không biết đến và chúng ta cho  rằng nó không có. Các vị thánh nhân nói có, nhưng chúng ta không tin và nhiều người sa đà trong xu hướng thứ nhất hoặc xu hướng thư hai như đã trình bày ở trên. Mọi thứ đều có lý do, tuy nhiên nó được vận hành theo chiều âm mà người trần không thể biết được.
Chính vì vậy nên đức Phật nói: Nhân quả là bất khả tư nghì. Tức nhân quả không thể hiểu được.
Một trong mười đại đệ tử của đức Phật là ngài Mục Kiền Liên có thần thông đệ nhất, nhưng khi ngài Mục Kiền Liên chết thì ngài cũng không thể chết bình thường, ngài bị giết. Tại sao ? bởi vì trong những đời trước, ngài Mục Kiền Liên đã từng giết người.
Vị nhị tổ Thiền Tông của Trung Quốc là Huệ Khả khi chết, ngài cũng bị giết, vì trong đời quá khứ ngài cũng đã từng giết người. Chính đức Phật khi bị lăn đá chảy máu, ngài cũng nói với đệ tử rằng ngài phải trả nghiệp đã làm trong quá khứ. Đức Phật là vị đại trí nên ngài hiểu rõ sự vận hành của đường âm, còn chúng  ta không biết nên chúng ta không tin và chúng  ta cho là ngẫu nhiên. Thế nên mọi thứ đều trở nên ngẫu nhiên đối với chúng ta, nhưng không phải ngẫu nhiên, tất cả đều có nguyên nhân trước đó.
Luật nhân quả vận động theo chiều âm trong đó có 1 điểm quan trọng nữa. Nếu trong chiều dương, thì chỉ có 1 bình diện là bình diện hành động gọi là bình diện thân. Trong cơ sở của chiều dương, nếu người A nói sẽ giết người thì chưa ai bắt người A hết, chỉ đến khi sự việc thật sự diễn ra thì người A mới bị bắt, cũng như người A suy nghĩ giết ai đó thì cũng không ai biết mà bắt người A đó. Trong chiều dương thì chỉ có  mức độ của thân mà thôi. Nhưng trong chiều âm thì lại phức tạp, chúng ta vừa không thể thấy và lại vừa có ba mức độ bình diện. Đó là 3 mức độ Thân, Khẩu, Ý.
Trong vận động theo chiều âm, luật nhân quả không chờ chúng ta thực hiện bằng hành động, chỉ cần khẩu phóng ngữ ra “ta sẽ giết mi”, hoặc chỉ cần phóng ngữ chia rẽ người khác, phỉ báng người khác, nói xấu người khác. Trong xã hội bình thường không ai bắt, nhưng trong chiều âm đã hình thành nên luật nhân quả và đã bắt đầu chạy.
Cũng tương tự, khi một người tác ý là hệ thống nhân quả đã vận hành, cổ máy nhân quả đã vận hành. Người nào đó tác ý thiện hay ác, thì cổ máy nhân quả đã được vận hành.
Trong kinh Pháp Cú, Phật đã nói “Tâm Ý dẫn đầu các pháp”. Vì ý sinh ra cho nên mới sinh ra khẩu, rồi mới sinh ra hành động (thân). Cho nên đối với Ý, xã hội bình thường không ai biết, người lại trong xã hội âm, Ý rất kinh khủng. Chỉ cần tác ý là mọi chuyện đã bắt đầu.
Theo khoa học hiện đại đã chứng tỏ 1 điều, khi tác ý, não chúng ta sẽ phát ra sóng. Sóng não đó lan tỏa trong không gian và một số người có thể đọc được sóng não của mình. Thiết bị y học hiện đại có thiết bị fMRI có thể đọc được ý nghĩ của con người. Như vậy sóng não chính là thân và chất của Ý.
3.       Hiểu nhân quả
Một bước tiến của tin nhân quả đó là hiểu nhân quả. Trong luật nhân quả có một tác động ngược. Như một khẩu súng khi bắn ra thì có một lực giựt lùi. Cái giựt lui hay tác động ngược đó chính là nguyên nhân tạo nên Quả. Một khi thân, khẩu, ý tác ý thì trong tâm của mỗi người có 1 vết cắt. Vết cắt đó nó phải được hóa giải. Đến một lúc nào đó vết cắt đó sẽ chiêu cảm, hiện ra để cho người gây tác nhân đó chịu lại điều mà người đó gây ra.
Như một người cầm dao giết người, trong tâm người đó đã có một vết trong vô thức. Vết đó tồn tại mãi cho đến khi nó chiêu cảm ra tình trạng mà người đó sẽ nhận lại sự bị giết. Nói một cách dễ hiểu là người giết sẽ chịu lại cảnh bị giết bằng nhau. Lực tạo nhân và lực của quả bằng nhau. Người tạo ra hành động giết người có thể 5 năm sau, 10 năm sau cho đến khi nào túc duyên đầy đủ, điều kiện đầy đủ thì người gây ra nhân sẽ chịu lại cái quả của nhân. Có khi cái quả nhận được ở trong tình trạng khác, ví dụ như ngài Mục Kiền Liên bị giết nhưng bị giết trong khi đã đắc đạo nên ngài chết rất vui vẻ, ngài chịu với cái tâm vui vẻ, tâm biết việc mình làm trong quá khứ.
Đối với chúng ta, đôi khi chúng ta chịu lại cái quả của nhân không phải trong đời sống bình thường mà là trong giấc mơ tùy theo từng người giảm nhẹ được không. Không ai và cũng không có quan tòa nào phán xét sẽ giảm nhẹ hay không mà chính chúng ta. Như ngài mục Kiền Liên bị giết, thân bị giết nhưng tâm rất nhẹ nhàng.
Ví dụ, một người A giết một người B nhưng không ai biết. Nhưng anh A đó ăn năn hối cải, chuộc lỗi đó bằng cách giúp đỡ người khác, thương yêu người khác, đem tài sản bố thí cho người khác thì đời sau hay đời sau nữa hoặc ngay trong đời đó anh ta được thương mến. Anh ta được mọi người giúp đỡ, con cái anh ta được đầy đủ túc duyên trở thành người tốt trong xã hội. Nhưng một lúc nào đó, anh ta vẫn phải bị giết, có thể điều đó diễn ra trong đời thực hoặc trong mộng, nhưng anh ta sẽ vui vẻ đó nhận.
Những cái vết trong tâm (còn gọi là nghiệp lực trong tâm) nó không có cấn trừ cho nhau được, không thể nói anh A giết người, xong anh A giúp người thì có thể nói là bỏ qua hoặc xí xóa. Nghiệp tạo ra như thế nào thì phải chịu lại điều mà anh ta đã gây ra. Đó chính là cách vận hành của nhân quả theo chiều âm, còn gọi là cách vận hành của nghiệp lực. Đôi lúc, người chịu đó phải chịu lại một cách nhẹ nhàng hơn nhưng không có sự cấn lẫn nhau.
Những tình thương, tình yêu trong đời cũng là những cái vết trong tâm, chính tình thương yêu đó làm cho người ta gặp nhau trở thành vợ chồng, cha con của nhau, trở thành bạn hữu của nhau. Tình thương yêu luyến ái tạo ra những nghiệp lực rất nặng, chính nó là tác nhân dẫn chúng ta đi gặp người nay hay gặp người kia.
Một loại vết hay nghiệp khác là sự giận dữ, thù ghét muốn người khác đau khổ. Nghiệp đó gọi là sân. Chính bởi lòng Sân đó mà biết bao nhiêu thảm cảnh xảy ra mà nhiều khi chúng ta tưởng là ngẫu nhiên. Họ hãm hại lẫn nhau, trả thù lẫn nhau, tất cả những điều đó kết hợp với nhau trở thành đời sống vô tận của chúng ta.
Chúng ta không chỉ có 1 vết (nghiệp) mà chúng ta có hàng ngàn, hàng vạn , vô số nghiệp. Không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời trước, đời trước nữa. Nó trở thành luồng chạy của nghiệp lực mà tạo nên đời sống của chúng ta. Như vậy, đời sống con người chính là tập hợp tất cả các luồng chạy của nghiệp lực.
Một ví dụ khác về ban hòa nhạc gồm 100 nhạc cụ. Mỗi nhạc cụ chơi theo 1 cách riêng hợp lại thành một bản nhạc hay hoặc dỡ gọi là bản hòa ca hay hòa tấu. Đời người chúng ta là một tổng thể các nghiệp đã làm xa hoặc gần trong quá khứ kết hợp lại thành, nó chiêu cảm lại thành một dòng chảy nghiệp lực riêng của mỗi người.
Trong vũ trụ chỉ có 2 lực yêu và ghét. Lực yêu hút lẫn nhau và lực ghét cũng hút lẫn nhau.
Yêu nhau hút lẫn nhau thì dễ hiểu, nhưng ghét nó cũng hút nhau. Những người ghét nhau gặp nhau lại trên đời. Trong tâm linh chỉ có 2 lực yêu và ghét mới phải gặp nhau hoặc có thêm một lực thứ 3 là vô minh, còn trong vật lý, vũ trụ thì có 4 lực. Đạo Phật gọi là Tham, Sân, Si
4.       Sợ nhân nhưng không sợ quả
Trong tâm linh, nếu đạt tới mức nào xem như trưởng thành về tâm linh. Chúng ta nên sợ gây nên những nhân ác đối với người gần cũng như người xa (Ví dụ như không đánh đập, chia rẽ, nói xấu làm điều ác với người khác). Chúng ta không nên tạo nhân bằng lời nói mà cả tâm ý cũng giữ cho trong sáng. Đức Phật dạy một câu rằng “ Hãy giữ gìn tâm ý trong sạch” tức là đừng gây nhân ác thì đời sống sẽ trở nên an lạc, chúng ta sẽ nhận được những kết quả tốt mà mình không ngờ đến. Trong nhân quả âm thì không có gì mất đi mà chỉ phản xạ lại theo đường khác mà chúng ta không thấy, nhiều khi cái nhận lại còn nhiều hơn cái tạo ra nên người xưa mới có câu “Gieo gió thì gặt bão”.
Người trưởng thành về tâm linh là người sợ gây nhân ác trên cả ba phương diện Thân, Khẩu, Ý nhưng không sợ nhận quả. Tức đã hiểu nhân thì không sợ quả. Thậm chí có người còn mong quả tới sớm. Khi còn sức khỏe, còn tiền bạc, còn ý chí thì quả tới sẽ trả dễ dàng hơn là khi đau ốm, mất ý chí. Đến lúc đó tâm đã thoát nghiệp mặc dù cái thân phải trả cái nghiệp mình gây ra.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta an phận mặc kệ nó xảy ra mà chúng ta cũng cần phải làm điều gì cho nó bớt khổ. Ví như mình bệnh hoặc người khác bệnh thì cũng phải tìm cách uống thuốc , tìm cách điều trị cho nó mau khỏi chứ không phải âm thầm mà chịu đựng.
Đức Phật đã chỉ ra nhiều phương pháp đã giúp chúng ta làm dịu cái đau khổ nên đạo Phật còn gọi là đạo diệt khổ. Đức Phật giúp chúng ta thấy rõ sự đau khổ và cũng chỉ ra cách diệt cái đau khổ đó.
5.       Thấu suốt nhân quả
Thế gian này là một biển các pháp đang vận hành, không có người, không có ta, không có trong, không có ngoài chỉ có những pháp hữu vi đang vận hành theo luật tương quan mà đạo Phật gọi là Luật Duyên Khởi.
Luật Duyên Khởi nói rằng mọi sự điều có nguyên nhân. Trong Luật Duyên Khởi chỉ ra rằng cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Mọi sự vật bản thân nó không có tồn tại riêng biệt, nó chỉ sinh ra và nó diệt đi theo một điều kiện nào đó. Luật Duyên Khởi là sự biểu diễn của luật Nhân Quả ở tầm cao nhất. Nếu một người nào đó thấy được cái tâm cả trong lẫn ngoài đều là pháp hữu vi đang vận hành thì đã đạt tới mức thấu suốt nhân quả.
6.       Thỏng tay vào chợ
Khi mức độ tâm linh của hành giả cao độ hiểu rõ sự vật (còn gọi là như lai), thì hành giả đó vào xã hội một cách dễ dàng tự tại, nghĩ gì làm đó, tùy duyên mà làm không có kế hoạch gì cả. Chuyện gì làm mà thuận lợi cho mình cho người (tự lợi, lợi tha) thì cứ làm, làm theo tùy duyên thuận pháp không phải là tùy duyên nghịch pháp.
Ví dụ một người đi ngang nhà người khác thấy cửa mở thì liền vào lấy đồ, đó gọi là tùy duyên nghịch pháp. Còn việc gì thấy nên làm, đủ điều kiện để làm, làm lợi cho mình, lợi cho người gọi là tùy duyên thuận pháp.
Hành giả nào làm được như vậy thì gọi là thỏng tay vào chợ, đó là hình ảnh của vị bồ tát. Đó là dạng cao nhất của tâm linh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Hoàng Thượng đế

Chuyện thai nhi sản nạn

NHỮNG CHUYỆN LY KÌ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY