Trị bệnh tà

Gia đình tôi dọn nhà về đây sau mùa hè năm 1971, một xóm nhỏ giống như muôn ngàn khu xóm trong các thành phố Việt Nam vào đầu thập niên 70.

Xóm tôi nằm dọc theo con hẽm dài, chiều ngang hẹp, chỉ vừa đủ cho một chiếc xe lôi, hoặc xe ba gát chạy vòa. Nhà cửa cất sát nhau, lẩn lộn giữa nhà tường, nhà lá, và nhà cây.
Cuối hẻm là một khu nghĩa địa lớn. Người lạ đến đây, sẽ nghĩ ngay rẳng, con hẽm chấm dứt ở khu nghĩa địa, nhưng thật ra qua khỏi khu nghĩa địa còn thêm vài gia đình nữa. Con hẽm thật sự chấm dứt ở một ngã rẽ đi vào một con hẽm khác. Mặt trước của con hẽm là lộ cái, chạy dọc theo bờ một nhánh sông rộng.
dân trong xóm thuộc đủ thành phần, đa số là người lao động làm đủ mọi nghề từ phu khuân vác, chạy xe lôi, đến mua ghánh, bán bưng kiếm sống từng ngày. Phần còn lại là vài gia đình có cơ sở làm ăn, buôn bán lớn, nhỏ. Vài gia đình công chức. Vài gia đình quân nhân may mắn được làm việc tại thành phố. Vài gia đình thuộc viện ”tứ đổ tường”.

Cha, mẹ tôi dạy con theo nguyên tắc ”kính cổng, cao tường”, không cho tôi lê la với trẻ con trong sớm, sợ bị lây những tật xấu như chữi thề, ngỗ nghịch. Vì vậy từ khi dọn về con hẽm này cho đến bốn năm sau, năm 1975, tôi mới biết được hết bà con lối xóm.
Trong bốn năm đầu tôi chỉ biết rõ vài gia đình hàng xóm đối diện và bên cạnh nhà tôi. Có những anh thanh niên tôi chỉ nghe tên, nhưng chưa bao giờ thấy mặt. Họ là những người lính trận ít khi về thăm gia đình.
Có người trong số họ vĩnh viển không về với người thân nữa. Gia đình họ nhận được giấy thông báo mất tích, để từ đó sống khoắc khoải trong hy vọng, một ngày nào đó họ sẽ trở về như lời các thầy bói, đồng, bóng ”người nam này chưa chết đâu, đang ở xa, sẽ trở về”.
Hình ảnh đã in sâu vào ký ức tuổi thơ tôi là cảnh trở về của một anh thanh niên trong xóm, tôi chưa từng biết mặt. Ngày về với gia đình anh nằm im trong chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ, do bốn quân nhân khiêng từ đầu hẽm vào. Không biết vô tình hay cố ý, nhà kế bên đã mỡ lớn bài hát ”Kỹ vật cho em”. Tôi đã có cãm giác rợn người khi nhìn chiếc quan tài và nghe lời hát ”anh trở về có khi bằng hòm ghỗ cài hoa”.

Nhà tôi gần đầu hẻm, chiều chiều tôi thường đứng trước cửa nhìn bà con lối xóm trở về sau một ngày làm việc. Một số đàn ông sau khi về nhà, thay quần đùi, đi ngược ra đầu hẽm để xuống bến sông tắm. Có người dẫn theo con cái, những đứa nhỏ trần truồng như nhộng. Đó là khoảng thời gian ồn ào nhất của xóm tôi. Người ra, vào, chào hỏi, nói chuyện, cười đùa khá nhộn nhịp.
Đứng nhìn người ra vào trong giờ cao điểm, tôi dần nhận ra những khuông mặt của bà con lối xóm, trong đó có bác Lục.
Bác Lục tuổi trung niên, dáng người cao lớn, vạm vỡ, mặt chữ điền, đôi mắt sáng hoắt dưới cặp lông mày dài, rậm. Trái ngược với dáng vấp ”hầm hì” bác ít nói, luôn có vẽ suy tư. Giọng nói to, rổn rảng, được bác điều chỉnh vừa đủ nghe khi tiếp chuyện với người khác. Tuy ít nói, bác rất vui vẽ, hòa nhã và sẵn sàng giúp đở bà con trong xóm.
Lúc đó tôi chỉ biết bác Lục làm trong ngành giao thông vận tải. Bác làm tài xế, tự lái chiếc xe lớn của bác. Bác thường vận chuyển đường gần, sang các tỉnh thành lân cận, sáng đi, chiều về. Ít khi bác vắng nhà vì phải vận chuyển đường xa. Bác Lục gái là một người nội trợ hiền lành, cũng ít nói như chồng. Gia đình bác Lục thuộc viện đông con nhưng khá giả. Sau này tôi được biết thêm, bác Lục trước kia ở một miền quê, cùng với anh em, dọn đến con hẽm này lập nghiệp lâu rồi.
Thêm một thời gian, tôi được biết trong hẻm có một bà già, sống bằng nghề bói bài, tự cho là xác cô, được hồn một cô gái nhập, nên bói bài rất linh nghiệm. Sự thật tôi không biết xác cô bói bài linh nghiệm như thế nào, chỉ thấy các thân chủ là người từ nơi khác đến, còn người trong xóm không đến nhờ xác cô. Có chăng chỉ là vài thanh niên rắn mắt, khi dư tiền, chẳng biết làm gì, đến nhờ xác cô xem bói bài. Âu cũng là một hình thức nữa chọc ghẹo mua vui, nữa giúp đỡ người láng giềng già qua việc cúng tiền sau khi xem bói.
Thỉnh thỏang có một người Chà lớn tuổi nghé tạm trú nhà một người trong xóm trong chuyến buôn vải. Khi thì ông đến một mình, lúc ông đến với người con trai cao lớn vạm vỡ, lúc khác lại đến với đứa cháu gái còn nhỏ. Nghe người trong sóm thì thầm ông là một thầy bùa.

Cuộc sống tưởng chừng như cứ thế tà tà trôi qua như hình ảnh những người hàng xóm về ngang qua cửa nhà tôi mỗi buổi chiều, không ngờ bất chợt thay đổi hoàn toàn vào cuối tháng tư năm 1975.
Sau tháng tư năm 1975 vài gia đình bán nhà về quê làm ruộng, nhưng dân số trong xóm vẫn tăng lên đến mức đáng kể. Những anh thanh niên, trung niên trước là lính trận theo đơn vị lưu lạc khắp nơi, nay trở về với gia đình mang theo vợ con. Một số thanh thiếu niên, nam, nữ trước ở nhà bà con tại Sài Gòn hoặc các thành phố khác học hành, hoặc làm việc nay cũng về với gia đình.
Gia đình tôi cũng thay đổi theo thời cuộc đổi thay. Tôi vẫn tiếp tục đi học, nhưng không gian của tôi đã mỡ rộng ra khắp xóm. Sau một thời gian lê la khắp xóm, sang năm 1976 tôi phát giác ra một điều khá thú vị về bác Lục. Bấy giờ tôi mới biết rõ bác Lục vừa là một thầy bùa, vừa là người rất giỏi trị bệnh bằng thuốc nam.
Có lẽ những người sống lâu năm trong xóm này đều biết bác Lục là thầy bùa, dạy thần quyền, nhưng tôi không nghe ai nói đến việc này. Việc tôi biết về bác Lục, chỉ là lẽ đương nhiên phải xãy ra theo sự thay đổi của thế cuộc.
Thời đó, không biết ở các tỉnh thành khác ra sao, nhưng nơi tôi sống các võ đường đều bị đóng cửa. Thanh thiếu niên muốn học võ phòng thân, không có chỗ học, dần dần chuyển sang học thần quyền. Lúc bấy giờ huyền thuật cũng bị cấm. Nhưng thần quyền dễ dạy và học lén, dễ tránh sự kiểm soát của công an và chánh quyền địa phương.
Có lẽ thời gian sau tháng tư năm 1975 đến 1980 là khoảng thời gian môn thần quyền được thanh thiếu niên miền tây biết đến nhiều nhất.
Thuốc tây trở nên khang hiếm. Người bệnh lên trạm xá phường, chỉ được khám xơ sài, rồi được phát cho một gói Hà Thủ Ô, hoặc Xuyên tâm Liên mang về nấu uống. Bệnh nặng muốn vào bệnh viện phải xin giấy giới thiệu ở phường, mới được nhập viện, mà lên phường thì chắc chắn sẽ được đưa qua trạm xá phường… để lảnh Xuyên Tâm Liên.
Để tránh cái vòng lẫn quẫn, phiền phức đó, người có tiền khi bệnh sẽ đến nhà y tá, bác sĩ để khám bệnh, chích thuốc. Nhưng dù bác sĩ, y tá có giỏi đến đâu đi nữa, cũng không thể trị lành những chứng bệnh ngặt nghèo, khi không có thuốc. Những người bệnh nặng, trong cơn tuyệt vọng quay sang tìm các thầy thuốc nam, thuốc bắc hoặc thầy pháp, thầy bùa. Trong hoàng cảnh đó bác Lục đương nhiên trở thành người sáng giá.
Cũng vào năm 1976 chiếc xe của bác Lục đã bị quốc hửu hóa, đưa vào quốc doanh. Bác Lục bị xa thải. Có lẽ nhờ vào của cải dành dụm trong những năm khá giả, nên gia đình bác Lục vẫn sống tà tà. Bác Lục thì không có vẽ gì lo lắng, ngồi nhà chờ thời. Nhân lúc rảnh rổi bác luyện thêm pháp thuật, dạy thần quyền và trị bệnh.
Đầu tiên là những anh thanh niên lớn tuổi trong xóm, đến xin học thần quyền, chúng tôi gọi nôm na là ”vô bùa”, rồi đến những anh nhỏ tuổi hơn xin được vô bùa. Dần dần đa số thanh thiếu niên trong xóm đều là đệ tử của bác Lục, vì bác rất dễ tánh, đa số những người xin vô bùa đều được bác nhận lời. Chỉ có vài người, không biết bác thấy thế nào mà không chấp nhận. Lạ một điều là trong số vài người không được chấp nhận đó có cả cháu ruột, gọi bác là cậu!
Và có lẽ theo lối suy nghĩ của vài thanh niên khác trong xóm thì ”Phật trong nhà không linh”, nên họ đã tìm thầy nơi khác học đạo. Có người lặn lội đến một tỉnh nào xa lắc để học thần quyền.
Khác với việc nhận học trò, bác Lục không bao giờ từ chối chữa bệnh, khi người bệnh tìm đến.
Để tránh rắc rối với chánh quyền, khi vô bùa cho đệ tử mới, hay tắm (vô thêm bùa, luyện quyền cho các đệ tử đã nhập môn) cho đệ tử cũ, bác Lục mượn phòng khách của một gia đình ở cuối hẽm, sau khu nghĩa địa.
Nhưng khi trị bệnh, thì bác Lục trị tại nhà, phần vì mượn chỗ dạy thần quyên dễ, mượn chỗ trị bệnh khó, phần vì người bệnh đã quá yếu đuối khi tìm đến bác, việc duy chuyển bệnh nhân đến nơi khác rất khó khăn.
Cách trị bệnh của bác hơi lạ. Sau khi trừ tà, đuổi ma ra khỏi người bệnh, bác vô bùa cho bệnh nhân để thần, tổ hộ mạng không cho tà ma trở lại nhập xác người bệnh. Và người đó đương nhiên trở thành đệ tử của bác, có thể luyện thần quyền nếu thích. Sau này nghe con trai và đệ tử bác kễ lại, hồi bác còn nhỏ ở dưới quê, bị bệnh nặng, tưởng khó thoát khỏi tay tử thần. May mắn trong lúc thập tử nhất sanh gặp một vị thầy bùa gốc người Thái Lan sống tại Việt Nam chửa lành bệnh và vô bùa cho bác. Về sau vị thầy này thấy bác siêng năng luyện tập nên đã truyền hết huyền thuật và cách trị bệnh bằng thuốc nam cho bác. Như vậy cách trị bệnh của bác giống với cách của thầy bác, từ đó tôi suy gẫm ra, có lẽ đây là đặc điểm của môn phái của bác Lục.

Từ khi biết rõ về bác Lục, tôi thường theo bác để xem bác trị bệnh, vô bùa cho đệ tử, và xem các đệ tử của bác luyện thần quyền.
Nói ngay, lúc đầu tôi xem để giải trí, vì cái TV nhà tôi đã ra chợ trời từ lâu rồi. Tôi tháp tùng với người trong xóm xem ké TV nhà bác Lục. Thời đó cứ hôm nay có điện, thì ngày hôm sau không có điện, lâu lâu còn bị cúp điện đột xuất hai ngày liền. Những đêm không có điện bác Lục thường dẫn đệ tử đến căn nhà sau khu nghĩa địa để vô bùa. Tôi biết được, theo xem cho … đỡ buồn.
Có hôm bác phải trị cho người bệnh, không mỡ TV, thì tôi xem bác trị bệnh cũng là cho … đở buồn.
Dần dần tôi xem cho thỏa trí tò mò, và sau cùng tôi xem cho thỏa lòng say mê huyền thuật.

Thật ra lâu lâu mới có một người đến nhờ bác Lục chữa bệnh. Phần lớn những người đến với bác điều bị liệt khi được người nhà khiêng đến. Điều lạ lùng là những người được bác trị đều lành bệnh. Trong số đó có một anh trong xóm, nhà rất nghèo, bệnh nằm liệt mộ chỗ không đi lại được. Bà con lối xóm người bảo là trúng gió, kẻ nói trúng tà. Anh ta được bác Lục trị lành bệnh, sau nầy mạnh khỏe, đi lại bình thường và còn đủ sứch hành nghề xe đạp ôm.
Tôi đã chứng kiến những lần chữa bệnh của bác Lục, nhưng những lần chữa bệnh đó không để lại trong tôi ấn tượng gì sâu sắc. Cho đến một ngày của năm 1977…

Có một người đàn bà ẳm đứa con trai bệnh nặng đến xin bác Lục chữa trị. Đứa nhỏ chỉ còn da bọc xương, nước da xanh xám. Nó yếu đến độ không nói năng, đi đứng gì được.
Nghe nói đứa bé đứa bé đã được tám, chín tuổi gì đó, nhưng vì bệnh lâu ngày, chỉ còn trơ xương và da, nên trông như một đứa bé mới chừng năm, sáu tuổi. Thằng bé ở dưới quê, hình như cùng quê với bác Lục, đã hết cách chạy chữa, nên mẹ nó mới ẳm nó, lặn lội đường xa, đến nhà bác Lục.

Lần trị bệnh đầu tiên cho thằng bé, bác Lục cũng làm giống như khi trị cho những người bệnh khác. Bác đặt nó trên chiếc giường lớn, đúc bằng bê tông. Chiếc giường này chiếm phân nữa phòng khách nhá bác. Dưới giường là trảng xê (hấm trú ẩn để tránh đạn trong thời chiến). Ban ngày chiếc giường này là chỗ dùng cơm (mọi người ngồi xếp bằng hoặc chồm hổm trên giường ăn cơm). Ban đêm chiếc giường này là giường ngũ. Chiếc giường này còn là nơi bác vô bùa, luyện thần quyền cho các đệ tử trong những ngày mưa gió hay vì một lý do nào đó, bác không dẫn đám đệ tử đến căn nhà cuối xóm.
Sau khi chuẩn bị đồ nghề là một cây roi dâu tằm ăn (cây dâu người nuôi tầm trồng lấy lá cho con tầm ăn) dài khoảng 1,5 m tròn cở ngón tay út, đặt trái cây lên bàn thờ tổ, đốt nhang, khấn vái xong, bác Lục tay phải cầm ba nén nhang đến bên thằng bé. Rồi tay phải với ba nén hướng về phía thằng bé, bác dùng ba nén nhang vẽ bùa, miệng thì đọc thần chú. Tay vừa vẽ xong chữ bùa thì thần chú cũng vừa vứt. Thằng bé đang yếu ờ, yếu ợt, nằm nhắm mắt bổng dưng ngọ ngậy, uống éo như một con rắn. Bác Lục liền ra lệnh ”mau xuất ra khỏi người này”. Thằng bé vẫn tiếp tục ngọ ngậy một lúc rồi nắm im, bác Lục lại tiếp tục tay vẽ bùa, miệng đọc thần chú, rồi ra lệnh.
Mười phút trôi qua, chẳng có chút tiến triển khả quang nào. Bác Lục bèn đổi chiến thuật, tay trái chụp lấy cây roi dâu, tay phải vẫn cầm ba nén nhang hướng về phía hằng bé vẽ bùa, miệng vẫn đọc thần chú, rồi vừa ra lệnh ”mau xuất ra” bác vừa vụt roi dâu vào người thằng bé. Bị roi dâu quất vào người, thẳng bé ngọ nguậy, uống éo nhanh hơn, một lúc sau lại nằm im. Cảnh dằn co này kéo dài đến lúc gần tàng ba nén nhang trên tay, thì bác Lục ngưng buổi trị bệnh. Bác dặn dò người mẹ thằng bé mang nó về, tìm vài món thuốc nam cho thằng bé uống, chờ đến ngày rằm (15 âm lịch) thì mang nó đến cho bác trị tiếp.
Tôi không nhớ rõ mấy lần trị bệnh sau đó, vì lý do gì mà tôi không có mặt. Nhưng dù không có mặt tôi vẫn đón ra những lần trị kế tiếp, bác Lục sẽ cúng rượu và 1 con gà luộc, để con ma nhập xác thằng bé, phần được ăn uống no say, phần sợ bị đánh bằng bùa và roi dâu, phần bị các vị thần, do bác Lục mời về đuổi ma, sẽ xuất ra khỏi người thằng bé. Nhưng sự thật không dễ dàng như tôi nghĩ. Và cũng có lẽ đây là một trong những con ma dữ dằn nhứt bác Lục gặp từ trước đến giờ. Trải qua bao lần chữa trị, thằng bé vẫn trơ trơ như lần đầu tiên mẹ nó ẳm nó đến tìm bác Lụt.

Đến nước này thì phải làm mạnh tay.

Trước ngày thằng bé đến trị bệnh, bác Lục đã gọi anh Ngọc, người học mới nhập môn hơn một năm, cũng ở trong xóm tôi, đến gặp bác. Bác Lục dặn anh phải có mặt trong ngày rằm sắp tới để cùng bác chữa bệnh cho thằng bé. Bác cũng dặn dò anh những điều cần thiết trong lúc chữa bệnh.
Anh Ngọc chỉ mới nhập môn hơn một năm, nhưng được bác Lục cưng, dạy nhiều pháp thuật vì anh siêng năng và ”dày công hạn mã”.
Tuy đệ tử của bác Lục trong xóm nầy khá đông, nhưng họ chỉ hứng thú với thần quyền, chứ không ai thích luyện phép trừ ma, trị bệnh. Chỉ có mình anh Ngọc siêng năng luyện các phép này, nên bác Lục rất cưng anh ta.
Mấy tháng trước đây con trai út của bác, chỉ mới 4, 5 tuổi bị bệnh nặng, chỉ có mình anh Ngọc lặn lội với bác ra ngoại ô tìm thuốc nam về trị bệnh cho thằng bé. Ngày nào hai thầy trò cũng cọc cạch trên chiếc xe đạp của anh Ngọc từ sáng sớm, đến trưa, có khi đến chiều mới về đến nhà. Anh Ngọc theo bác Lục tìm cho đến khi đủ thuốc trị dứt bịnh cho con bác mới thôi (hình như bác Lục không có trị bệnh cho đứa con trai út bằng bùa!). Chuyện này làm bác Lục càng đặt nhiều hy vọng nơi anh Ngọc hơn.
Sẵn dịp gặp con ma cứng đầu, bác Lục vừa tập cho anh Ngọc đuổi ma, vừa dùng thêm sứch của anh, để có thể đuổi con ma cứng đầu này dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Ngày rằm rồi cũng tới. Khi tôi ăn cơm chiều xong, đến nhà bác Lục, thì đã có đông người đến xem. Thường thì các con trai, gái của bác ít khi xem bác trị bệnh, vô bùa, thế mà hôm nay họ cũng có mặt gần đủ. Tôi lách vào vòng người thì được vòng người dãn ra một chút nhường chỗ.
Thằng bé được đặt nằm giữa chiếc giường bê tông như trước. Nhưng lần này đặc biệt là trên người nó từ đầu đến chân được phủ kín bởi một tấm vải trắng lớn, rộng có vễ đầy chữ bùa bằng mực tàu. Hai bên hông tấm vải trắng này, dọc theo người thằng bé, có hai miếng vãi đỏ đầy chữ bùa, dài bằng chiều dài tấm vải trắng, chiều ngang khoảng nữa gang tay người lớn, nằm chồng lên.
Trên bàn thờ tổ đầy hoa, trái cây, khói hương nghi ngút.
Phía dưới chân thằng bé gần sát mép giường là một con gà luộc còn nóng hổi nằm trên đĩa. Gần hai bàn chân thằng bé là hai cái ly hột mít bằng thủy tinh dầy (ly nhỏ dùng để đựng trà, rượu để cúng).
Anh Ngọc đứng bên kia, phía đầu giường, hướng về đấu thằng bé. Cỗ tay trái của anh đeo chuỗi bồ đề, cỗ tay phải đeo dây ngũ sắc, lưng mang dây cà tha mắc bằng chì. Từ vai phải xéo xuống thắt lưng trái của anh đeo một dây vãi đỏ rộng khoảng nữa gang tay, đầy chữ bùa vẽ bằng mực tàu. Tay phải anh cầm ba nén nhang hướng về phía thằng bé vẽ bùa, miệng đọc thần chú. Mỗi lần vẽ xong chữ bùa thì anh ngưng đọc chú, đưa ba nén nhang về gần miệng, rồi thổi phù một cái, cho tàng đỏ của nhang bay về phía thằng bé. Rồi anh lại tiếp tục vẽ, đọc và thổi. Lúc này mặt anh đang đỏ gay, có lẽ anh hơi mắc cở vì lần đầu chửa bịnh trước đám đông.
Bác lục cũng đứng bên kia giường, ngang bụng thằng bé. Bác vẫn vậy, trên mình không mang một bửu bối nào. Tay phải bác cầm ba nén nhang vẽ bùa, miệng đọc thần chú. Rồi bác rót rượu vào 2 cái ly hột mít và bảo ”uống rượu đi”. Bác vừa dứt lời thì lạ thay, hay bàn chân thằng bé thò ra khỏi tấm vải trắng, các ngón hướng lên trời, rồi 2 chân nó cứ thế như hai con rắng trường ngoằn ngèo về hướng hai cái ly. Khi hai chân nó đến gần hai ly rượu thì dừng lại, bàn chân và các ngón chân từ từ hạ xuống, hai ngón chân cái bây giờ giống như hai cái đầu rắn ngọ ngậy, chúi vòa giữa hai chiếc ly. khi hai ngón chân cái đã nhúng sâu vào hai cái ly, 2 ngón chân cái cùng 2 ngón chân kế bên kẹp thành ly vào giữa, rồi cùng lúc lật ngang 2 chiếc ly sang hai bên phải và trái. Hai cái ly ngã xuống lăng xang 2 bên, rượu đỗ ra ngoài. Hai chân thắng bé ngọ ngoậy rút về. Lẽ ra với khoảng cách giữa 2 chân và hai ly rượu, hai chân nó không thể nào vươn tới hai ly rượu được, thế mà nó đã thật sự vươn tới, hình như lúc đó 2 chân nó dài ra hơn lúc bình thường.
Bác Lục dựng hai chiếc ly chiếc lên rồi nói ”ăn uống xong rồi thì mau xuất ra”. Rồi bác đọc thần chú và vẽ bùa. Thằng bé ngọ ngậy. Hình như con ma vẫn trấm trơ, trấm trất, không chịu xuất ra. Bác Lục chụp cây roi dâu, đọc một tràng thần chú rồi quất liên tiếp 2 roi vào người thằng nhỏ. Anh Ngọc cũng đọc chú lớn hơn như để trợ lực cho thầy.
Lại một chuyện lạ nữa xãy ra. Khi bị thầy Lục quất roi vào người, toàn thân thằng nhỏ ngọ nguậy, uống éo như con rắn, tấm vải trắng đầy chữ bùa đấp trên người nó cũng nhúc nhích theo, nhưng dù nó ngọ nguậy, uống éo cở nào cũng không thể thoát ra hai bên hông miếng vải trắng được. Hai miếng vãi đỏ nằm chồng trên 2 mép, dọc theo chiều dài miếng vải trắng, giờ như hai thanh nẹp sắt kẹp chặt tấm vải trắng xuống sàng giường, không cho thằng bé thoát ra.
Rồi bác Lục lại rót rượu bảo nó uống. Con ma trong người thằng bé vẫn uống rượu bằng chân như trước. Rồi bác lục lại bảo con ma phải xuất ra, rồi đánh, rồi cho uống rượu. Phần anh Ngọc vẫn vẽ bùa đọc chú và thổi tàng nhang vào người thằng bé. Những việc này lập đi lập lạ nhiều lần, nhưng mọi người vẫn chăm trú xem không chán, coi mòi thích thú với cách uống rượu của con ma trong người thằng bé.
Vì anh Ngọc dùng nhang vẽ bùa và thổi vào người thằng bé, nên nhang trên tay anh mau tàn hơn của bác Lục. Nhang của anh Ngọc sắp cháy đến chân rồi. Bác Lục hỏi lớn với vẽ bực bội ”tại sao cho ăn thì ăn, cho uống thì uống, no say rồi sao không chịu xuất ra?”, rồi bác nói tiếp ”đứa nào lấy cho tao cây dao coi”. Rồi bát đọc thần chú và quất roi dâu vào người thằng bé. Mọi người tiếp tục coi, yên chí rằng lời bác bảo lấy dao là để hù con ma thôi. Thêm vài phút trôi qua, bác Lụt có vẽ bực bội hơn, hỏi lớn ”tại sao nói hoài mà không chịu xuất ra?”. Rồi bác lại hỏi tiếp ”Sao tao kêu đi lấy dao, mà không đứa nào lấy hết vậy?”. Bấy giờ đứa con trai kế út của bác (thằng bé này tính hơi liếng khỉ) mới chạy vào bếp rút một con dao nghe đánh xoảng một tiếng, rồi cầm con dao to, bén ngót, dùng để làm cá, chặt thịch chạy ra. Mặt mày hớn hở như mới vừa làm được chuyện gì rất quan trọng, nó đến bên bác Lụt, đưa con dao và nói ”dao đây ba”. Bác Lụt bỏ cây roi dâu xuống giường, chụp lấy con dao. Lúc này anh Ngọc đứng sớ rớ chẳng biết làm gì, vì nhang trên tay anh đã cháy hết. Bác Lục lập lại câu hỏi lúc nãy ”tại sao cho ăn thì ăn, cho uống thì uống, no say rồi sao không chịu xuất ra?”. Rồi bác đọc một tràng thần chú, âm thanh vút cao, trầm trọng, và nhanh như cắt bác đưa con dao lên cao, chém mạnh xuống bụng thằng bé!

Binh!

Con dao bật ngược lên khoảng một gang tay. Thuận đà bác Lụt dơ con dao lên ngang vai ghìm chặt chuẩn chị chém xuống thêm một lần nữa.
Thằng bé hết ngọ nguậy, ngay đơ như người chết. Căn phòng với bao nhiêu người lớn, nhỏ, trai, gái, đứng xem bỗng nhiên chìm vào im lặng đến rợn người. Im lặng đến độ có thể nghe được tiếng thở của người bên cạnh, nhưng hình như mọi người đang nín thở. Tôi liếc mắt lên, bất chợt bắt gặp đôi mắt người con gái lớn của bác Lụt mỡ to, phảng phất nét kinh hoàng. Thường thì phụ nữ hay thét lên khi bị giật mình hay hoảng sợ, nhưng ở đây không có tiếng thét nào, có lẽ chị quá sợ đến cứng miệng, không thét lên được. Sợ đến độ không kịp chớp mắt. Là con của một thầy bùa mà chị hoảng hốt như vậy, có lẽ đây là lần đầu tiên bác Lụt buộc phải dùng đến tuyệt chiêu để đuổi ma.
Anh Ngọc lúc này đứng im mặt mày đỏ ké. Lúc nãy mặt anh đỏ vì mắt cở, bây giờ mặt anh đỏ vì hoảng.
Tôi không dám nhìn mặt bát Lụt. Hình như không một ai dám nhìn mặt bác Lụt trong lúc này. Một ý nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu tôi ”thằng nhỏ này mà có chuyện gì thì bác Lụt khó lòng được yên thân”. Rồi tôi mường tượng như thấy bên dưới tấm khăn trắng đầy chữ bùa, một dòng máu đang từ từ loang rộng trên sàng giường.
Một phút tôi qua, dài như một thể kỹ.
Hình như đã chờ phản ứng của con ma trong người thằng bé đủ lâu, hay vì biết mọi người đang hồi hộp đến ngẹn thở, nhất là mẹ của thằng bé, chắc đang lo con mình giờ đã chết, bác Lục đặt con dao xuống giường, rồi đưa tay nắm miếng vãi trắng từ từ dỡ lên. Mọi người hướng mắt về phía bụng thằng bé, hồi hộp như đang dò vé số.
Tấm vải trắng đã được bác Lụt dỡ tung lên, hất sang một góc. Không thấy một vết máu trên áo thằng bé. Như muốn chứng minh với mẹ thằng bé và mọi người, bác Lụt vén luôn chiếc áo trắng thằng bé đang mặt lên tới ngực. Trên bụng thằng nhỏ, nơi bị chém không có một dấu vết gì! Da thịt liền trân, không cả một lằn đỏ! Nếu có ai, mới vừa đến khi bác Lụt dở áo thằng bé lên, nhìn vào bụng thằng bé lúc này, sẽ không thể nào tin nỗi, mới cách đây mấy phút, thằng nhỏ đã lãnh một dao như trời giáng vào bụng!
Bây giờ mới nghe được nhiều tiếng thở ra, hít vào cùng một lúc của nhiều người. Không ai nói gì, nhưng mọi người đều có cãm giác như vừa trút được gánh nặng ngàn cân, như vừa thoát qua một đại nạn!
Thằng bé từ từ mỡ mắt ngơ ngác nhìn người chung quanh như vừa trải qua một giấc mơ. Nó cử động tay chân một cách yế ớt, những cử động rất… người.
Bác Lụt thần sắc vui vẽ, bảo anh Ngọc và các con bác dọn dẹp. Như vậy là dãn tuồng. Không cần ở lại tôi cũng biết bác Lụt sẽ dặn dò mẹ thằng bé đưa nó về nhà, tìm những vị thuốc nam cho nó uống, rồi mười lăm ngày sau, ngày 30 âm lịch, đưa nó đến nhà bác, để bác vô bùa cho nó. Vô bùa rồi các vị thần, tổ sẽ hộ mạng cho nó, con ma cũ, hoặc những ma mới sẽ không thể nhập vào, và nó sẽ được miễn dịch… ma!
Tôi chuồn ra ngoài, lòng đầy thắc mắc. Độ chừng anh Ngọc đã dọn dẹp xong và ra về, tôi đi tìm anh.
Anh ngọc lớn hơn tôi hai tuổi, nhưng chúng tôi rất thân nhau. Tôi có thắt mắc gì, anh Ngọc đều giải thích, chỉ bảo.
Anh Ngọc đã về nhà, thấy anh đứng cà nhỗng, chẳng làm gì, tôi vô đề ngay:

-Hồi nãy bác Lụt chém một dao, em hết hồn, tưởng thằng nhỏ đi đời rồi. Lúc nãy anh có sợ không?
Anh Ngọc cười lớn rồi lên giọng:
-Sợ hả? Tao thiếu điều… té đái trong quần. Sức thầy Lụt mạnh như vậy, chém một dao, không chừng người lớn còn đứt làm hai, huống chi thằng nhỏ ốm trơ xương! Lúc nãy lỡ mà thằng nhỏ chết, là thầy trò đi tù cả nút.
Lạ thật, tôi đã từng xem anh luyện phép gồng, dao chém vào người dội ra, không đứt thịt, đáng lẽ anh phải tin tưởng hơn người thường, sao lại sợ như vậy? Anh Ngọc trầm ngâm một lúc rồi nói như giải thích với chính mình:
-Tấm vãi trắng của thầy Lục oai lực kinh khủng thật, bị một dao mà không rách. Còn hai miếng vaỉ đỏ dằn hai bên mép miếng vãi trắng nữa, tòan là những chữ bùa tối thượng vẽ trên đó. Có lẽ những chữ bùa này đã che chở cho thằng bé.
Tôi lại hỏi tiếp:
-Sao hồi nãy anh mang nhiều đồ nghề trên người quá vậy?
-À là vì anh còn non tay ấn, phải mang thêm bửu bối để trợ lực. Cũng là phòng hờ, nếu gặp con ma dữ dằn, khi đuổi nó ra khỏi người bị nhập, nó phản phé nhập vào người đuổi nó, nếu người đó non tay ấn.
Lại thêm một thắc mắc nữa! Nếu bác Lục sợ đệ tử mình non tay ấn sẽ bị ma nhập, sao lại để cho chúng tôi, những người không có thần, tổ che trở, trên mình cũng không có một bửu bố chống ma nào, đứng xem, lỡ ma xuất khỏi người bệnh, nhập vào một người trong bọn tôi thì sao? Lòng càng thêm thắc mắc, không biết hỏi ai. Hỏi bác Lục, thì chắc chắn là tôi không dám hỏi rồi.

Độ vài tháng sau, một hôm tôi đang cập kè cùng thằng bạn trong xóm, từ cuối hẽm đi ra, ngang nhà bác Lục, tôi thấy bác Lục đang ngồi trước cửa, mẹ con thằng bé bị ma nhập hôm nào đang trước mặt bác.
Thằng bé bây giờ trông tươi tắng, mạnh khỏe, bộ dạng đã giống đứa bé tám chí tuổi, nhìn cũng được trai. Nó khoanh tay trước ngực, cuối đầu rồi nói lớn:
-Thưa thầy con về.
Bác Lụt cười khà khà trả lời:
-Ừ, về nhà ráng tập nhe mậy, tập nhiều cái chân mới mau hết.
Thằng bé cười tươi, dạ một tiếng rồi rồi quay lưng đi, những bước đi hơi khập khểnh nơi chân phải.

Thấy tôi đứng nhìn chăm chú, thằng bạn nói vào tai tôi:
-Thằng nhóc này khi đánh võ bùa, cái mình nó loay quay, tay chân khèo khào coi quái chiêu lắm!

---------------------------------------------------------------------- -------------------
Để tưởng nhớ thầy, chư huynh, đệ đồng môn và bà con lối xóm sau hơn 23 năm xa cách.

31-08-2006

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Hoàng Thượng đế

Chuyện đạo

Dịch nghĩa bài vị Thần tài